TÌM HIỂU VỀ TỔ TÔM

webmaster

Administrator
Nhân viên
Tổ tôm là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở miền Bắc nước ta. Xuất xứ của nó từ đâu thì chưa ai khẳng định được. Chỉ biết rằng trong giới thượng lưu và trí thức thường hay chơi trò chơi này và thường là chỉ có đàn ông mới hay chơi. Vì thế trong dân gian có câu ca:
" Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà mạn hảo ngâm Nôm Thúy Kiều".

A/ NGUỒN GỐC TỔ TÔM
Có thuyết cho rằng tổ tôm là tên gọi chệch từ "tụ tam" nghĩa là bộ bài tập hợp 3 loại dòng khác nhau gồm dòng vạn dòng sách và dòng văn. Còn xuất xứ thì có 2 giả thiết rằng nó có nguồn gốc từ Trung quốc hoặc Nhật bản vì chữ tên vạn sách văn và chữ số từ nhất đến cửu đều là chữ Hán. Hình vẽ về người thì nam nữ đều mặc kimono và trang phục đặc trưng của người Nhật. nhưng cả người Trung Hoa và người Nhật lại không hề biết chơi tổ tôm mà chỉ người Bắc Việt ta mới biết thôi kể từ vua đến dân. Cụ thể Vua Tự Đức (1847---1883) chơi tổ tôm rất giỏi.
B/ CẤU TẠO BỘ BÀI TÔM :
Bộ bài tổ tôm có tất cả 120 Quân tập hợp bởi 3 dòng chính lt Vạn Sách và Văn. Mỗi dòng có 4 quân giống nhau kể từ hàng nhất đến hàng cửu. Lại có 1 dòng phụ gồm ba Quân có hình vẽ tên gọi khác nhau là Chi chi, Thang Thang và Ông lão(gọi tắt là Chi,Thang,Lão). Tất cả các hàng nhất của ba dòng chính và các quân của dòng phụ đều được gọi là hàng "yêu".Cụ thể :
... 3 hàng chính: Vạn, Sách, Văn có 4 lần các quân từ nhất đến cửu:
4x9x3=108(quân).
Dòng phụ: 4x3=12(quân).
Tổng cộng 120 Quân.
Các quân bài được làm bằng bìa cứng. Mặt sau không trang trí hoa văn mà chỉ in 1 màu nhất định để giữ bí mật mặt trong. Các quân bài có chiều dài 10 cm rộng 2,5 cm. mặt trong ở hai đầu quân bài có in tên và số bằng chữ Hán cách điệu. Ở giữa tùy từng quân bài được trang trí bằng các hình vẽ khác nhau như hình người (có 18 nam 4 nữ và 4 trẻ em).Các hình khác như: cá chép,trái đào, bức thành , vân vân... đều mang đậm nét Nhật Bản. Đặc biệt tất cả các quân của ba dòng bậc nhất như:Nhất Vạn,Nhất Sách,Nhất Văn và Chi chi,thang thang,ông lão đều được gọi chung là "yêu" và được quy ước là 1(để đếm khi bắt cái).
Trong số 120 quân,có 28 quân
in trên hoa văn màu đỏ,là:
Bát Vạn+Bát Sách(4x2=8)
Cửu Vạn+Cửu Sách(4x2=8)
Chi+Thang +Lão(4x3=12).
Tổng cộng:8+8+12=28(quân đỏ)
C/ LUẬT CHƠI TỔ TÔM
*1/Số người chơi: Phải đủ 5 người.Trước khi chơi mỗi người phải góp một số tiền nhất định va quy ước với nhau về mức ù xuông để làm cơ sở tính các ván ù có cước sắc.
*2/Luật bắt cái:
-Cả bộ bài 120 "lá" (còn gọi là cây,quân,con...)được chia là 6phần,mỗi phần 20 cây.
.Người bắt cái chọn ở phần nọc 1cây tùy ý rôi đặt vào một phần bất kì bài nào trong 5phần rồi lật cả 2lá lên xem số và đếm tổng là bao lại đem chia cho 5.Số dư là mấy thì đếm từ người bắt cái theo chiều ngược kim đồng hồ.Số dư đến phần nào thì người đó được lấy bài cái và được đánh đi quân lẻ đầu tiên.
Sở dĩ phải "bắt cái" bằng 2quân là để chống đan bài,chọn bài đẹp.
Trước khi vào cuộc chơi,5người chơi (gọi là "làng")thỏa thuận với nhau mỗi người gom bao nhiêu. Đồng thời thống nhất với nhau là trước khi nghỉ thì phải báo trước để tránh tình trạng số tiền đã góp gần hết do người ù lĩnh về sẽ còn ít quá.Nếu số tiền trên chiếu còn ít thì phải chơi thêm một "hội" nữa.(Mỗi "hội")là số tiền 5người cùng gom đã chi cho người "ù").
*3/Luật đánh và ăn:
-- Trong trò chơi Tổ tôm không được đánh đi các cây thuộc hàng "yêu"
--Không được đánh đi các quân liên quan đến các phu dưới chiếu.Có thể đánh bớt quân thuộc các phu trên tay để duy trì cụm cây đang chờ "ù".
---Sau khi bắt cái,người nhận bài phải tự kiểm tra xem có đủ 20 quân không và có "lưng"chưa?. Sau đó xếp thành các phu dọc hoặc bí.Sự việc cần thiết này được "nhắc nhở" bằng câu"Tiền điểm binh,Hậu tầm bối".
Phu dọc là các lá bài cùng dòng(còn gọi là "hoa"),từ 3cây trở lên.
Phu bí là các cây bài khác hoa nhưng cùng số và đủ 3dòng.Ví dụ như tam vạn+tam sách+tam văn(là một phu).Trong đó có bao nhiêu cây cũng được.
Đặc biệt phu bí còn có trường hợp không cùng số.Các phu đó dùng làm "lưng"hoặc dùng làm cước sắc để tính điểm thưởng.Ví dụ :
a/Bí thường như Nhị vạn nhị sách,nhị văn.
b/Bí sườn như:Nhị vạn,nhị sách,bát văn(để làm "lưng").
---Cách ăn quân:Tùy theo phần bài mà ăn quân.Nếu có hai mảng lẻ thì không nên ăn quân nối phu mà nên bốc.Vì vậy có câu ca"Ra đi vợ dặn cao nước bốc"
---Phỗng(là ăn quân ở bất cứ cửa nào nếu bài mình có đôi không dính líu đến phu dọc).Cho nên có câu "phỗng tay trên"(nghĩa là ăn mất phần của người khác).
---Ăn một cây hoặc phỗng một cây mà đánh đi hai cây liên quan đến cây ăn hoặc phỗng thì bị phạm luật.
D/LUẬT "Ù"
"Ù"là ván bài gặp quân làng đánh ra hoặc bốc ở nọc lên giúp cho ván bài đủ 21 cây và có ít nhất 1 "lưng".
---Lưng là gì?
Là điều kiện bắt buộc phải có thì mới được Ù!Cụ thể có các phu tạo thành 9 "lưng" sau đây :
a/Hàng Văn có:
1/Nhất,nhị,tam văn.
2/Cửu Văn,nhất Vạn,nhất sách.
3/Bát văn,nhị vạn nhị sách.
4/Thất Văn tam vạn tam sách(gọi là bí Tôm,vừa là Lưng vừa là "cước sắc").
b/Hàng Vạn có:
5/Cửu Vạn,cửu Sách,Thang thang.
6/Cửu Vạn Bát sách,Chi chi(gọi là Bí Lèo,được tính là Cước sắc)
7/Cửu Sách,Thang thang,Ông lão(còn gọi là Ông Cụ)
8/Phỗng(làm lưng).
9/Khàn và Thiên khai.
Khàn là có 3cây giống nhau. Thiên khai là cả 4quân giống nhau. Nếu trong Thiên khai có 1quân đi phu dọc thì úp 3cây và lật phu dọc lên trên ba quân kia.
Trường hợp trong nhóm khàn vừa đi bí vừa đi dọc không úp mà phải lấy chén úp trước mặt.Nếu "ù"thì khi hạ bài xong phải trả chén và nói trả chén cây gì rồi mới xướng cước sắc(nếu có)thì mới được "ăn tiền"!Nếu vội vàng không lật khàn thì bị "thối khàn"và không được công nhận .
Cước sắc là gì?
Trong Tổ tôm có các bậc cước sắc như sau:
*Thấp nhất là ù xuông hoặc thông.(Thông là Ù liên tiếp mấy ván liền).
Tiếp theo là các loại ù Tôm, Lèo,Kính Cụ,Thập hồng(còn gọi là Thập điều),Bạch định,Chi nẩy.Ù Cao nhất là Kính Tứ Cố,nghĩa là cả ván bài toàn quân trắng,nhưng có 4quân ông lão là màu đỏ..Tuy ù Kính tứ cố rất to nhưng người có ván bài đó không thích lắm vì nghĩ đến câu "Tứ cố vô thân"mà sợ !
Mức độ giá trị mỗi bậc ù cước sắc thường được 5người chơi thỏa thuận trước với nhau.
Qua đó chúng ta thấy đặc điểm của Tổ Tôm tuy là "Cờ bạc"nhưng họ chơi rất Văn minh và Lịch sự.(Ví dụ:Người bắt cái xong căn cứ vào kết quả mà chuyển phần bài của từng người đến trước mặt họ chứ không như các loại cờ bạc khác là sau khi bắt cái,người nào cũng tranh nhau thò tay vồ lấy bài của mình). Luật của Tổ Tôm rất chặt chẽ, không ai có thể lách luật được.Bất kì ai dù tuổi tác hay địa vị cao hay thấp đều bình đẳng như nhau. Mỗi mức phạt đều duy nhất một hình thức ổn định chứ không có từ ngần này đên ngần kia !Thời phong kiến kể cả Vua mà vi phạm luật cũng bị phạt như những người khác.
Tổ tôm còn có cái hay ở chỗ người chơi cần phải tính toán kỹ lưỡng để xoay bài sao cho mau được chờ ù.Chính vì vậy mà rất nhiều người ham thích món Tổ tôm.

Sưu tầm và biên soạn: Xuân Quý
 
Bên trên