Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm kiếm
Tìm kiếm nhanh: van canh lich su lang canh
Xem: 197|Trả lời: 0

Hợp tác xã Cờ Đỏ (1960-1994)

[Sao chép liên kết]

32

Chủ đề

4

Bài viết

170

Tín dụng

Administrator

Contact

Tín dụng
170
Đăng vào 27-11-2024 08:47:18 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
HTX Cờ Đỏ - một nơi làm việc, một tổ chức đoàn thể tồn tại 34 năm, gắn bó với nhiều thế hệ trong nhiều gia đình của xã và các địa phương lân cận. Nơi các cụ (sinh năm 1920-1930) đã gây dựng HTX để tiếp nối nghề dệt vải của quê hương, nơi ác ông bà thế hệ sau làm việc hăng say. Thế hệ trẻ em, thanh thiếu niên khi ấy (sinh năm 1950-1970 hoặc muộn hơn) cũng tham gia vào sản xuất.
Chúng ta cùng tìm hiểu về HTX Cờ Đỏ vang bóng một thời
1. Cơ sở hình thành
Xưa xã Vân Canh có nghề dệt vải khổ hẹp (ngang 40 phân). Để dệt ra một vuông vải phải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là hồ sợi tức là mua súc sợi về ngâm nước một ngày một đêm rồi vớt lên cho róo xong cho vào bồn gỗ, đổ cháo lên rồi dẫm cho sợi mềm ra. Sau đó tách sợi, quay sợi thành ống và suốt rồi mới dệt bằng khung dệt tay theo kiểu đan long mốt. Dệt xong hoặc đem bán, hoặc nhuộm nâu rồi mới bán.

Mỗi xóm có độ vài nhà dệt. Trong làng Kim Hoàng có nhà 3-4 khung dệt, phải thuê thợ như ông Trần Sơn xóm Dinh, Trần Dĩ, Đỗ Sứ.... đặc biệt ông Trần Định (Lang Định) có 10 khung dệt.

Đầu 1920. một số người mua máy dệt theo công nghệ mới. Ông Nguyễn Như Mậu đã mang kỹ thuật mới vẻ làng. Đến 1938, vải Canh đã được đưa đi triển lãm ở Hội chợ Hà Đông. Sau đó vải của xã không cạnh tranh nổi với các loại vải
khác tràn ngập thị trường. Khi chiến tranh thế giới nổ ra, nguyên liệu khan hiếm, đa số thợ không có vốn đành bỏ nghề.

Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), nghề dệt vải khổ hẹp bị đình đốn, song một số chị em ra Hà Nội làm thuê cho chủ xưởng học được nghề dệt khăn. Sau hòa bình lặp lại, số chị em này đưa nghề về quê, giúp đỡ nhau vốn để mua máy phát triển nghề mới này. Mỗi thôn hình thành một tổ sản xuất nhỏ, chủ yếu nhận dệt thuê. Mỗi tổ có từ 10 đến 30 người, bầu ra tổ trưởng để theo dõi sản xuất, nhận nguyên liệu, trả sản phẩm.
2. Những năm 1960
Trên cơ sở các tổ dệt này đến ngày 28/10/1960, thành lập HTX Cờ Đỏ trên quy mô toàn xã với 100 xã viên do bỏ Trần Thị Tèo làm chủ nhiệm, thu nhận khung dệt của các gia đình.
Bước đầu HTX có một máy dệt bằng tay trị giá 200đ, hai máy dệt chân trị giá 314đ một máy: tổng số vốn cổ phần huy động của xã viên là 600đ. Ngoài máy của tập thể còn huy động được ó0 máy của xã viên để xã viên dệt tại nhà.
Sản phẩm là khăn mặt xuất khẩu sang Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức. Đầu 1961. HTX trích vốn mua được nhà để làm nhà kho (4 gian) và 2 gian nhà đề mắc cửi và làm nơi giao dịch.
Sau đó, HTX được xã tạo điều kiện mượn đình Kim Hoàng đề có thêm diện tích đặt các khung dệt. Do sản xuất phát triển, HTX mua được một khu đất ở xóm Đình Vạng làm trụ sở, dựng nhà làm xưởng mộc để đóng máy dệt.
Đến 1963, khung dệt ba tăng đạp chân được thay bằng khung máy đẩy tay. Trong 4 năm HTX đã đóng được 61 máy dệt cải tiến, 5 guồng mắc sợi, giải quyết cho trên 100 xã viên....
Vốn của HTX tăng lên 165.000đ, thu nhập bình quân của xã viên đạt 35-45 đ. (Giá gạo khi đó theo giá Nhà nước 0.4đ. giá thị trường 1.3đ)
3. Giai đoạn 1965-1974
Do yêu mở rộng sản xuất nên giữa 1965, HTX được chính quyền cho sử dụng 2000m2 đất tại Đình Giải. đề xây dựng một nhà dệt kiên cố rộng 600m2. Lúc này các máy dệt đạp chân đã được thay thế bằng máy sử dụng điện. HTX đã xây được trạm hạ thế điện phục vụ sản xuát. Do mặt bằng sản xuất chật lại do đối phó chiến tranh phá hoại nên HTX để phần lớn xã viên dệt tại nhà (chỉ giữ lại 10 khung dệt đặt tại nhà xưởng).
Mặc dù điều kiện thời chiến khó khăn, có thời điểm không có điện dệt dưới ánh sáng đèn dầu, xã viên HTX luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản xuất hàng năm. hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Thu nhập của xã viên từng bước được nâng lên đạt 65 đồng 1 tháng, xây dựng được quỹ phúc lợi (8-10% doanh thu), quỹ tích lũy (6-7% doanh thu), quỹ khấu hao (4-5% doanh thu). Đến năm 1974, HTX xây dựng hoàn chỉnh khu sản xuốt tập trung gồm nhà kho, nhà mắc cửi, phòng hành chính nhờ đó tiết kiệm được thời gian và nguyên liệu. HTX có chi bô và các đoàn thể, trung đội dân quân của HTX do đồng chí Nguyễn Thị Lương làm trung đội trưởng tham gia sản xuất, tham gia phục vụ chiến đấu, đi xây dựng công trình thủy lợi lớn. HTX là điển hình tiền tiền, lá cờ đầu của ngành thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây.
4. Giai đoạn 1976-1985
Những năm 1976-1980 lở thời kỳ phát đạt của HTX. HTX có 90-95 lao động, vốn cố định hàng năm đạt 180.000-200.000đ, doanh thu đạt 52.000 - 60.000 đ (giá gạo khi đó 1976: 4đ, 1980: 8đ). HTX giảm bớt số máy dệt cải tiến, đưa 30 máy chạy điện 2 ca. Đảm bảo lương ổn định cho xã viên,
Htx còn trợ cấp gạo thường xuyên cho các cụ già neo đơn. 1981-1986, dù gặp khó khăn về nguyên liệu xong HTX vẫn cố gắng duy trì sản xuất. HTX có 89 lao động, 89.000đ vốn cố định (183.000đ), giá trị tổng sản lượng đạt 789.800đ. (Đổi tiền năm 1985 tỷ lệ 1/10)
Trong giai đoạn xóa bỏ bao cấp, HTX gặp những khó khăn rất lớn trong việc tính giá thành các tiêu chuẩn gạo, thịt, các chế độ khác vào sản phẩm nên BQT khó lập kế hoạch, tính toán giá sản phẩm, tiền công. Thu nhập của xã viên suy giảm đáng kế, một số xã viên bỏ sản xuất để đi chợ thêm thu nhập. Để giữ vững và ổn định sản xuất, mỗi lần thay đổi sản phẩm phải định mức cụ thể, xét lại số quỹ công ích, quỹ tích lũy để giải quyết tiền lương cho xã viên. HTX phát triển thêm dệt vải chéo cho nhà máy Thượng Đình, tuy nhiên dệt vải này vất vả hơn dệt khăn nên thu nhập không cao.
5. Giai đoạn 1989-1994
Tình hình khó khăn hơn từ cuồi 1989, các nước Đông Âu không ký hợp đồng với Việt Nam nữa. HTX chuyển sang dệt nội địa phục vụ trong nước. Tuy nhiên, hàng hóa nước ngoài tràn ngập, sản phẩm của HTX không tiêu thụ được, gây rất nhiều khó khăn để duy trì sản xuất. Trong khi phần lớn các HTX thủ công giải thể thì HTX vẫn cố gắng duy trì sản xuất nhưng nguyên liệu khan hiếm đến 1992 HTX không còn được duy trì.
Đây là HTX thủ công giải thể cuối cùng của tỉnh tháng 3 năm 1994. Tài sản của HTX được chia cho các xă viên theo cổ phần và theo năm đóng góp. Xã viên và các nhân khẩu ăn theo trở về sản xuất nông nghiệp, được chia ruộng nhưng phải đóng góp một phần vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.

Chủ nhiệm HTX Cờ Đỏ qua các thời kỳ
Họ và tênĐịa chỉThời gian đảm nhiệm
Trần Thị TèoKim Hoàng10/1960 - 12/1968
Nguyễn Thị LươngKim Hoàng01/1969 - 03/1978
Nguyễn Tiến DungNgọc Mạch04/1978 - 12/1985
Nguyễn Thị TuấtKim Hoàng01/1986 - 03/1994


( Bài viết sử dụng tư liệu của Trần Tuấn Anh's Facebook và công nghệ OCR
để nhận diện chữ tiếng Việt trên ảnh )​


Hòm thư góp ý: [email protected]
Xin cảm ơn
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Vân Canh

GMT+7, 29-1-2025 05:06 , Processed in 0.033588 second(s), 21 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2025 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách