- Hoè Thị
- Thị Cấm
- Ngọc Mạch
- An Trai
- Hậu Ái
- Kim Hoàng
- Miêu nha
Làng Miêu nha thờ vua Lý Nam Đế.Hội làng diễn ra vào hai ngày 11,12 tháng Giêng âm lịch hàng năm.Thường được tổ chức với các nghi lễ như rước kiệu từ đình ra miếu,lễ giao hảo (hay còn được gọi là lễ Kết Chạ) giữa làng Ngọc mạch và Miêu Nha..
Lễ hội làng Ngọc mạch diễn ra vào hai ngày mồng 9 và mồng 10 tháng 2 âm lịch. Làng Ngọc Mạch thờ Lý Nhã Lang hậu duệ của vua Lý Nam Đế. Vào dịp lễ hội làng Ngọc mạch thường tổ chức lễ giao hảo với làng Miêu Nha, rước kiệu từ đình xuống miếu..
Làng Hậu Ái thờ Đỗ Kính Tu. Ông là 1 vị quan tài giỏi thời vua Lý Cao Tông.. Hội làng diễn ra vào ngày 21 tháng 5 âm lịch. Cứ 5 năm 1 lần làng Hậu Ái lại tổ chức rước kiệu từ đình ra lăng mộ của Ngài vào mồng 8 tháng 2 âm lịch ( kể từ năm 1989 ) . Trong lễ hội có những màn múa rồng lân đẹp mắt và các trò chơi dân gian.
Làng Kim Hoàng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về tranh dân gian ở Việt Nam thế kỉ 18 và 19. Hội làng diễn ra vào hai ngày 11,12 tháng 2 âm lịch hàng năm. Làng Kim Hoàng thường tổ chức rước từ đình ra chùa và các trò chơi dân gian
Làng An Trai thờ vị thánh Phan Tây Nhạc. Hội làng diễn ra vào hai ngày 8,9 Tết. Tương truyền thánh Phan Tây nhạc đóng quân ở ba làng Hoè Thị,Thị Cấm và An Trai.
Lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm ngày 23-2 (tức mùng 8 tháng Giêng). Theo nhiều bô lão trong làng, lễ hội thổi cơm thi bắt nguồn từ việc tưởng nhớ công của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền, ông là tướng quân của Vua Hùng thứ 18, từng đóng quân ở làng Thị Cấm. Ông thường tổ chức cho quân lính thi thổi cơm.
Làng Hoè Thị và Làng Thị Cấm thờ Đức Thánh Phan Tây Nhạc. Hội làng diễn ra vào 3 ngày 11,12,13 tháng 2 âm lịch hàng năm. Hai làng hoè thị và thị cấm tổ chức lễ hội rước giao hiếu thu hút được rất đông người dân hai làng và du khách thập phương về trẩy hội.
Cùng nghe nhà sử học Lê Văn Lan nói về đức thành hoàng làng: Hòe Thị - Ngọc Mạch - An Trai :